Ads1

Nguồn gốc của hệ phái suzucho karatedo

Nguồn gốc của hệ phái suzucho karatedo

Từ rất xa xưa, cách đây rất nhiều thế kỷ, tại Okinawa lúc bấy giờ chỉ có 2 dòng Karate, đó là :
* Take No Uchi Ryu = Trúc Chi nội phái
* Take No Soto Ryu = Trúc Chi ngoại phái

Hai dòng Karate này đã đào tạo nhiều Cao đồ nổi tiếng thời bấy giờ - Để tiến đến việc thành lập các hội, các hiệp hội, các tổ chức Karate và các liên đoàn, các Cao đồ của 2 dòng Karate này đã phát triển rộng khắp tại Okinawa sau đó là Tokyo và đã trở thành Chưởng môn nhân của nhiều Hệ phái tại Okinawa, cũng như tại Tokyo .

Take No Uchi Ryu cũng như Take No Soto Ryu, những Cao đồ cũng đã phát triển rộng khắp và cũng trở thành những Chưởng môn nhân của nhiều hệ phái Karate, đặc biệt Hệ phái này phát triển theo dòng Thiền Soto (Tào Động) như :
*Thiền sư Kisa Buroo trụ trì ngôi Đền Chùa nổi tiếng SHIOGAMA SHINZA tại Thành Phố Shiogama, Tỉnh Miyagiken Japan ( cạnh Thành Phố Tagajo Shi Miyagiken nơi Thầy sinh sống) người đã truyền dạy Karate Take No Uchi Ryu theo dòng Thiền Soto tại đây - Thầy Choji Suzuki là một trong những Cao đồ của ngài Kisa Buroo. Năm 1940 Thầy Choji Suzuki đến Việt Nam truyền bá môn võ học này và Thầy là vị sáng Tổ của Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu.

*Tại Okinawa ngài Uechi Kanei là Chưởng môn Uechi Ryu là Chủ tịch Hiệp hội Uechi Ryu Karate Okinawa.

(Tư liệu trên do Trưởng tràng Lê Văn Thạnh được Tổ sư Choji Suzuki cho biết vào năm 1967 tại Tổ đường số 8 Võ Tánh Huế)
******************************

Điều đầu tiên mà mọi học sinh mới học Karate, duy nhất chỉ học về lịch sử của Karate. Nó là duy nhất bởi vì con đường đi của Karate đã trải qua nhiều thế kỷ. Không có cuốn sách nào viết về nó cả, và cách học duy nhất mà một học sinh cần phải học đó là chăm chú lắng nghe người hướng dẫn và sẳn sàng nhắc lại bất cứ điều gì mà vừa nghe được. Bây giờ tôi sẽ rất dễ dàng nhắc lại bất cứ điều gì mà người Thầy của tôi đã nói với tôi .
Cách đây khoãng 5000 năm ở Ấn Độ có một vị hoàng tử giàu có, người mà đã truyền bá một phương cách tự vệ không cần vũ khí tuy chưa được hoàn chỉnh lắm - Vị Hoàng Tử này đã quan sát cách di chuyển của các loài động vật và nghiên cứu cách thức bảo vệ của chúng. Anh ta đã kín đáo ghi lại hình ảnh của con Hổ khi bắt con mồi, Anh ta nghiên cứu những con chim rừng đánh nhau như thế nào, để ghi lại sự chuyển động cánh và chân của chúng - Vị Hoàng Tử này đã áp dụng những kỹ thuật chiến đấu này tới cơ thể con người và nhận thấy rằng có rất nhiều điều trong đó có thể sử dụng thành công được .
Sau đó vị Hoàng Tử này đã thử nghiệm lên những người nô lệ để tìm ra những điểm yếu của cơ thể con người. Anh ta đã làm điều này rất thành công bằng cách đâm, thọc vật nhọn vào cơ thể của một nô lệ, kết quả một mũi thọc đã giết chết người nô lệ đó . Những trò trứ danh này mà trên 100 người nô lệ đã được dùng vào việc thí nghiệm kỳ quái này. Tất cả những điểm vùng áp lực đó và những điểm yếu của cơ thể con người đã được tìm ra. Vị Hoàng Tử này đã sử dụng những kỹ thuật chiến đấu của những động vật và điều khiển chúng vào các điểm yếu của cơ thể con người thành phương pháp tự vệ không cần vũ khícủa Anh ta.
Tiếp đó nhân vật quan trọng trong lịch sử Karate là Bồ Đề Dạt Ma, nổi tiếng như Durama Taishi ở Nhật Bản , Ông góp một phần quan trọng nhất cho Karate và đã từng nhận danh hiệu : “Linh hồn của đạo Thiền”. Bồ Đề Đạt Ma một nhà tu hành đã nghiên cứu Phật giáo tại Ấn Độ. Trong suốt thời gian Ông ở đó, có nhiều trộm cướp và bọn này đã giết một người du lịch chỉ vì tiền của anh ta, vì nghĩ anh ta là một nông dân hay một tu sĩ nào đó . Từ khi những nhà tu không được phép mang vũ khí, họ đã được dạy cách tự vệ ngay trong các tu viện song song cùng với Đạo Phật.
Bồ Đề Đạt Ma đã đến Trung Quốc và dạy tại Shaolinszu (tiếng Nhật Shorin-ji ) một đền ở Tỉnh Honan. Ở đó Ông nhận thấy rằng người Trung Quốc không thể nắm bắt ngay được các kỹ thuật phức tạp của Phật Giáo Ấn Độ, vì vậy Ông đã dạy về vấn đề tôn giáo một cách tự nhiên và dễ hiểu hơn : Như là Đạo Thiền của Phật giáo, thậm chí qua việc giãng dạy về đạo thiền đó đã đơn giản hơn cả Đạo Phật Ấn Độ, đạo mà một số người nông dân Trung Quốc vẫn thấy nó thật khó mà hiểu được. Những bài tập về trí não được thể hiện trong các buổi tập về Đạo Thiền đã chứng tỏ là quá khó . Những người nông dân chán chường những bài tập này và họ thấy rằng trí não họ vẫn luôn luôn để ở đâu ấy. Sau đó Bồ Đề Đạt Ma bằng trực giác của mình, Ông thấy muốn đưa được “ánh sáng “Đạo Thiền vào họ thì tốt hơn hết là dạy họ cách học những bài tập tự vệ sử dụng cơ bắp, bởi vì họ có phản ứng với cơ thể của họ nhưng lại không có đối với đầu óc của mình .
Bồ Đề Đạt Ma đã đưa ra một loạt di chuyển mà đã được làm gần như hoàn hảo và tổ chức một buổi biểu diễn mang lại nhiều điều sáng tỏ - một lần Ông đã đạt được điều này và tự biết bên trong của sự mở mang sáng tỏ này là gì, Ông đã có thể áp dụng và thực hành cảm nghĩ này vào cuộc sống hàng ngày của mình . Thậm chí qua bài tập này đã được đánh dấu rất lớn vào việc mang lại nhiều điều mở mang sáng tỏ cho người tập Đạo Thiền (Zen) nó trở thành nền tảng Ch’uan - fa của người Trung Quốc (theo nghĩa của chử : Con đường đầu tiên) Người Nhật gọi là KEMPO, chúng ta sẽ đề cập đến nó bắt đầu từ đây . Bài tập này được gọi bằng nhiều tên khác nhau, bởi vì những chuyển động của nó có vẽ như đơn giản và vô nghĩa, ngày nay phần lớn những người đề xướng Karate sau đó không còn đếm xỉa đến nó nữa .

May thay, một số ít người võ sư Trung Quốc đã nhận ra và hiểu được tầm quan trọng của bài tập này. Tuy nhiên thời gian qua đi Thiền và Karate trở nên ít liên kết với nhau. Số ít võ sư này đã truyền bài tập này đến học sinh của họ, họ nói với học sinh của mình rằng : Bài tập này là nền tảng của Karate, mặc dù hiếm khi họ giải thích được là tại sao ! Những võ sư này tin tưởng người học trò họ sẽ trải qua sự quan trọng của nó ngay trong bản thân của anh ta mà không cần phải nói tại sao nó lại quan trọng như vậy - nếu anh ta thực hiện nó vào chính bản thân anh ta, thì sự ảnh hưởng vào anh ta càng tốt hơn .
Trong thế giới Karate hiện đại nhiều Trường học đã nhận ra sự cần thiết của Thiền (Zen) trong các chuyển động và thậm chí còn đi xa hơn đó là các phần thuộc về Đạo Thiền (Zen) là quan trọng nhất họ đã nói với học sinh của mình như vậy. Nhưng họ đã thất bại khi đưa bài tập vào theo phương pháp hoàn thiện những nguyên tắc này.
Như đã được biết Karate được thể hiện qua trí óc mà vẫn chưa hoàn toàn được để ý đến (suy nghỉ tự do chẳng hạn) và không duy trì tốt, bạn không thể đạt được sự vô thức này bằng “suy nghỉ” mà trong khi đó tư tưởng của bạn lại không hề lưu tâm đến - Cũng được biết cơ thể của bạn sẽ dự đoán được tất cả trong số sức mạnh của nó ở một đòn đấm, đòn đá hay một đòn bất ngờ tấn công là một trong số những nguyên tắc chính tạo nên hiệu quả của Karate, nhưng việc thực hiện này sẽ như thế nào trong khi trí óc không hề nghỉ đến những dự đoán này ?
Karate và Đạo Thiền (Zen) sẽ theo những nguyên tắc này ở chiều rộng hơn. Tôi không mong chờ bạn sẽ có thể áp dụng những nguyên tắc này đơn giản bằng cách đọc về chúng, mà tôi muốn bạn làm nó trở nên thân thuộc đến mức cuối cùng là bạn đã có kinh nghiệm với chúng và bạn sẽ biết được cách áp dụng kinh nghiệm đó vào Karate .
Bài tập mà Bồ Đề Đạt Ma đã sáng tạo ra qua dạng gốc của nó và dựa theo nền tảng của một dạng kiếm thuật Trung Hoa được biết như là PANGAI - NOON .
Vào năm 1900 Ông Uechi Kanei, một người dân Okinawa đã đến phía Nam Trung Hoa và đã nghiên cứu 3 kiểu kiếm thuật cao nhất, Ông đã nghiên cứu khoảng 10 năm với một trong số những võ sư kiếm thuật vĩ đại nhất sống dưới thời đó - Kết thúc 10 năm Ông Uechi mang những bài quyền tốt nhất (những bài tập định hình) Từ 3 dạng đó, từ cả kiểu dạng PANGAI - NOON của chính nó, Ông đã gìn giử bài tập mà Bồ Đề Đạt Ma đã phát triển gọi là SANCHIN - Từ Pangai - Noon và 2 dạng kia, ông đã làm thích ứng với bài quyền SEISAN và SAN-JU-ROKU ( San-Shih -Liu tiếng Trung Quốc) Ba bài Kata này trở thành nền tảng cho Hiệp hội Karate Okinawa.
Bạn phải trải qua những nguyên tắc của (Zen) được sử dụng trong Karate thì bạn mới trở nên hoàn hảo trong bài Sanchin được - mới đầu bạn trải qua những nguyên tắc này với cách gọi thoả thuận chung là “con mắt thứ ba” bạn sẽ có thể áp dụng chúng vào các kỹ thuật trong Karate .
Mới đầu Bồ Đề Đạt Ma chỉ giới thiệu và phát triển bài tập “ con mắt thứ ba” của Ông trong những học trò của mình, Ông đã nói với họ điều mà tôi cho rằng vô cùng quan trọng đối với cả trong Karate và trong cuộc sống : “ Linh hồn và thể xác không thể tách rời nhau, bởi vì bạn khó mà cưỡng lại được với những đòi hỏi của cơ thể, hình như bạn không thể hiểu được mối liên quan mật thiết giữa cơ thể và trí óc , mặc dù vậy tôi sẽ đưa ra cho bạn một bài giãng ; huấn luyện cơ thể và trí óc của bạn với điều kiện đó mà bạn có thể có được một sự nhận thức cao hơn “

Nguồn: VS Lê Văn Thạnh

No comments